THANH
NHÀN
Bài thơ “Không đề”, là một trong những bài thơ
cuối đời của Bác:
“Đã lâu không làm bài thơ nào
Nay lại thử làm xem ra sao
Lục khắp giấy tờ vần chẳng thấy
Bỗng nghe vần thắng vút lên cao.”
Vâng ! Nếu thi sĩ chỉ ngồi trong bàn viết,
lục đống tài liệu cũ, thì thơ không thể “ vút lên cao” được. Theo tôi, nhà thơ
muốn thực sự vươn lên thì phải thậm nhập vào đời, phải đứng giữa sóng gió của cuộc
đời...phải là người thấu hiểu nghìn đời mới viết ra được những câu thơ nghìn
đời...
Rạng sáng tinh sương, bỗng dưng tôi nhớ về
những nhà thơ đi trong gió. Có thể nói, thơ cũng vượt qua mấy chặng trùng dương,
qua bao thử thách gian khó mà thành. Nhà thơ cũng vậy, lao mình trong gió mới
có thể viết ra những bài thơ tuyệt bút. Và, gió cũng nhìn thấy nhà thơ.
Nhà thơ Trần Hoàng Vy đã từng viết:
Ngồi buồn gõ phím vui chơi
Tạp văn mấy khúc lựa lời văn
chương
Gom góp chuyện ở bên đường
Chép khoe bè bạn ở phường văn thơ
Phải nói bài thơ rất ngắn nhưng gió
vẫn bay xa, nhà thơ THV về đất Tây Ninh sống và làm việc mấy chục năm qua, từng
trãi với gió. Đọc “Cầm nhặt tri âm” đoạn văn viết về quê hương Phước Chỉ “ Từ
rạch me ra sông Vàm cỏ” tìm hiểu đình làng Phước Chỉ rất sâu sắc cũng là vùng
cuối của Tây Ninh. Nơi này, tôi sinh sống và lớn lên, vậy mà chưa có một câu
thơ nào viết về quê hương mình. Phải chăng, mình chưa được đi trong gió, chưa
được tận hưởng cái không khí thực sự của rạch me, đình làng Phước Chỉ...Và vì
thế cũng không thể có một cảm hứng nào.... Nhà thơ THV đã nhiều năm kinh nghiệm
và bằng tài hoa mới viết lên những câu thơ, bài bài văn như thế. Cũng phải nói
rằng, tôi, thực sự tâm phục khẩu phục khi đọc mấy dòng này:
Tôi về,
Gặp lại bếp quê,
Đơn sơ củi nỏ,
Bộn bề nồi niêu.
Đời bà, đời mẹ…
Chắc chiu.
Sớm hôm giữ lửa
Trưa, chiều, khói thơm.
Để canh ngọt,
Để dẻo cơm…
Để xa chạnh nhớ,
Củi rơm,
Bếp nghèo.
(TRẦN HOÀNG VY)
Và còn nhiều tập thơ nữa. Ai ai
cũng mến mộ và biết đến.
Nhà văn Nguyễn Đức Thiện nếu không đi
trong gió sao được câu thơ xuất thần yêu quý nhất, như thế này:
Ta xé thân ta thành trăm mảnh.
Ném vào đời cho trọn kiếp lang
thang.
Có lẽ hai câu thơ này cũng đang bay đến tận
miền xa xôi. Ai cũng biết đến, cũng thường nhắc nhở đến nhà thơ Nguyễn Đức
Thiện ở Tây Ninh ta. Nhà thơ đã nhờ gió mà bay từ Miền Bắc xa xôi...vào tận Tây
Ninh nằng gió này mà làm quê hương thứ hai. Cái gì ? Nếu không phải là tình
người ? Chúng tôi đã hai lần đi thăm,
vẫn chưa nói hết lời cảm mến...Nhà thơ có một sức hút kỳ lạ...
“Đường tim” tập thơ của nhà thơ Nguyễn Văn Tài nói đến chữ “Tâm” ý nghiã
vô cùng. Nhà thơ tìm hiểu về luật nhân qủa nên nhà thơ sống rất giản dị bình
thường với xã hội theo từng lớp con người, nhà thơ không địa vị nhưng nhà thơ
cũng nhiều năm bon chen với gió nên viết về lá tàu bay:
Diệu kỳ sao đất Tây Ninh
Lá rau cây cỏ cũng tình núi non
Thơ Nguyễn Văn Tài rất êm ả, lá tàu bay
diệu kỳ cuả hương núi mà tôi có dùng đến một lần nấu canh rất ngon nhà thơ
Nguyễn Văn Tài thường ca ngợi quê hương và nơi tôn nghiêm quang cảnh tình yêu
và cuộc sống gia đình, có lẽ nhà thơ đi suốt đoạn đường dài của gió, trong bốn
mùa cũng hiều theo từng cơn gió và từng nhịp điệu con tim của chính mình, phát
hiện ra những mới mẻ trên quê hương. Và đây, tâm sự của anh:
Đời đưa ta lên
Đời đưa ta xuống.
Vâng gió đấy, cứ thổi, nhưng nhà
thơ vẫn cứ:
“...Hỏng rồi ! chiến mã già nua…
Tình xưa ơi, tiếc thầm chưa trọn
tình
Gương đêm mờ ảo bóng hình
Ta nhìn ta- phải ta nhìn ta chăng
?
Mịt mờ sương khói phù vân
Ta phiêu diêu giữa một lần thấy
ta...”
( Viết lúc soi gương)
Dù chỉ một lần thấy ta, nhưng
cũng đủ biết mình là ai trong cuộc đời này.
Nhắc đến nhà thơ di trong gió,
cũng không quên bài “Huơng núi” của nhà thơ Nguyệt Quế, cũng lướt gió chạm mây.
Viết bài thơ này, nhà thơ cũng thấy gì trong gió ? Là hương núi đó ! Là hương
tình đó ! Những điều thật thân thiết, gần gũi và đậm chất người xiết bao...Câu
lạc bộ thơ Bình thạnh ngưởng mộ vô cùng ! Nhà thơ Nguyệt Quế trãi qua bao nhiêu
năm đất Tây Ninh mà gió thoảng:
Em cong mài nguyệt sơ khai
Hư không vắt mảnh hình hài tinh
khôi
(Tập thơ
Trăng ngân)
Gió bay đi thật xa vời vợi trên đất
Tây Ninh. Và không chừng có một ai đó đả trúng gió này mà cảm cả đời. Thơ chị
luôn mượt mà êm diệu. Cũng có lẽ nhà thơ đi trong gió, cảm nhận nhiều cơn gió
lạ lẫm. nên hoàn thành tập thơ “ Trăng ngân” để tặng đời.
Nhớ nhà thơ Kha Ly Chàm quá !
Bài “ Hoa lăng kính”:
Làn gió sao bay qua được
Vây mà nhà thơ KhaLy Chàm dùng
trí tuệ gửi gió, gió bay qua thẳng vào lăng kính nhà thơ viết nhiều đoạn văn
rất tuyệt vời. Nhà thơ KhaLy Chàm cũng từng đi trong gió có khi thấy gió cũng
thôi bay, có khi thấy gió làm bão... Nhà thơ từng đi những vùng trởi xa lạ. Nhã
ý với gió tạo thành thơ đem về quê hương mình. Cái hay nhất của thơ không phải
chỉ là cái máy chụp thực tế, chụp tình cảm mà là sự khúc xạ tuyệt vời. Thơ
KhaLy Chàm luôn khúc xạ cuộc đời mà thành. Một văn phong kỳ lạ, khiến người ta
đọc một lần thì khó hiểu, hai lần thì chưa hiểu, ba bốn lần thì mới hiều và năm
bảy lần thì không thể nào quên. Nhà thơ còn nhiều bài thơ tức cười. Mỗi lần gặp
gỡ, nhà thơ KhaLy Chàm đọc thơ là cười nôn ruột. Nhà thơ đã để lại niềm vui lớn
cho CLB thơ Bình Thạnh rất nhiều trong tháng ngày qua.
Còn một nhà thơ trẻ nữa là Hạ Vy Phong một
nhà thơ tánh tình thuần hậu mến thương với “Chút tình gửi gió: một phong cách
mới. Trong bài thơ “Phố núi”, nếu nhà thơ không lẫn lộn với gió làm sao biết
được gió giao hoà ? Chút tình gửi gió giờ này cũng ngân vang đi ...ngọt ngào, sâu
sắc vào lòng tuổi trẻ và tình yêu lứa đôi... Còn nhiều bài thơ phù hợp với
thanh thiếu niên, nhất là mấy đứa cháu ở hàng xóm mến mộ nhà thơ Hạ Vy Phong
rất nhiều. Thật là:“ Hậu sanh khả quý” Một nhà thơ rất trẻ, rất hứa hẹn trong
tương lai của đất Tây Ninh. Nếu người yêu thơ không bỏ qua, “Chút tình gửi gió”
Hạ Vy Phong sẽ chứng minh mình hoà trong gió thế nào....
Còn Câu lạc bộ thơ Bình Thạnh ư ! Hứ ! Các anh chị chỉ mới bắt đầu vào
gió thôi ! Ngày mai thôi ! Vâng ! Chỉ ngày thôi cũng sẽ có người lãng mạn cả
gió, cả mây, cả cuộc đời này....
Buổi sáng, ngồi uống trà, nhìn ra ngoài,
những cơn gió cứ bay đi ù ù...Tôi mĩm cười...rồi mặc thêm áo vào để không khéo
những cơn gió đó cứ tuôn ào ạt vào... tôi thì cảm chết.
Bình Thạnh ngày 20/09/2012
TN