Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

TÌNH EM

                     THANH NHÀN

Sao lòng anh bỗng dưng tự hỏi
Chén men tình chưa uống đã ngà say
Chợt tỉnh anh nhớ đến những ngày
Gặp gỡ nhau chi rồi xa nhau từ biệt

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

NGUỒN THƯƠNG CẢM




                            THANH NHÀN

Nguồn thương cảm dạt dào thương nhớ
Mẹ hiền ơi oặn thắt lòng con
Thuở xưa đó vết cũ lối mòn
Mẹ làm lụn nuôi con khôn lớn

Cả cuộc đời chứa chan đau đớn
Thân héo gầy chịu đựng gió sương
Bao ký ức con cứ vấn vương
Nay tìm mẹ vĩnh hằng xa thẳm

Mẹ mẹ hương quê chiều nồng thắm
Trầu xanh tươi cau trổ oằn cây
Trong tiếng gió bóng mẹ về đây
Tình thương mẹ cho con tất cả

Xưa cặp bàng mẹ đang thấy lạ
Con đến trường bằng gói mo cơm
Chiếc xe đạp kẽo kẹt sớm hôm
Từng dòng chữ đem về dâng mẹ

Mẹ rất mừng lời ru êm nhẹ
Học đi con hữu ích mai sau
Nhớ mẹ hiền lòng bỗng nao nao

Rồi từ đó mẹ đi biền biệt. 

                                TN

 

EM GÁNH HOA LÀI



                                THANH NHÀN

Em gánh về đâu hoa lài trăm ngả
Nỗi niềm riêng số phận kiếp hồng nhan
Có phải em hận kẻ bạc tình lang
Quảy gánh trên vai một loài hoa vỡ

Tím cả lòng duyên tình em đã lỡ
Chuỗi ngày dài ôm hận mãi đơn côi
Tình em đó mệnh bạc như vôi
Nửa chừng xuân sống với đời lẻ bạn

Nỗi sầu xưa càng thêm tự thán
Những cành hoa em lỡ trót trao ai
Phút suy tư chịu trăm đắng ngàn cay
Thương lắm những loài hoa còn bất hạnh


                                            TN
                 
                 

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

CẢM NGHĨ KHI ĐỌC BÀI THƠ “TÔI MUỐN VỀ THĂM BÌNH THẠNH” - TÁC GIẢ CHÂU THẠCH



                 THANH NHÀN
(Kính tặng nhà thơ Châu Thạch)

TÔI MUỐN VỂ THĂM BÌNH THẠNH

                                                 Châu Thạch

Tôi muốn về thăm Bình Thạnh

Một chốn nào đâu đó xứ Tây Ninh

Có tiếng thơ bay bổng rất chân tình

Thổi qua mạng khiến hồn tôi mơ mộng.


Tôi tưởng tượng nơi đây nhiều gió lộng

Thả cánh diều căng vút tận trời xanh

Để hồn thơ lên đến cõi trong lành

Khiến xa lắm tôi còn nghe tiếng nhạc.


Tôi tưởng tượng nơi đây cây cũng hát

Nên cụ già, em nhỏ cũng làm thơ

Thơ thanh trong như tiếng suối qua bờ

Thơ rung động như câu vàng nam bộ.


Tôi tưởng tượng được về nơi Tháp Cổ

Nhìn ngôi thơ lưu di tích trăm năm

Nghe tiếng thơ vang vọng dưới trăng rằm

Và tận mặt cầm tay nhiều thi hữu.


Tôi mơ ước nhìn hội thơ thành tựu

Những ếch vàng hóa hoàng tử xinh trai

Để bây giờ và đến cả ngày mai

Nàng công chúa Ly Tao về Bình Thạnh.


Và nơi đó một vương triều vững mạnh

Những lầu thơ đẹp ngất giữa trần gian

Thơ xây trăng cung điện những đường làng

Thơ thượng uyển trong khu vườn cây trái.


Những ước ao thật xa rời thực tại

Có hề chi vì thi sĩ là mơ

Có hề chi khi lầu mộng là thơ

Đã hiện thực trong con người Bình Thạnh ./.

                                                        CT

Thơ, theo tôi nghĩ thật là độc đáo khi có sự hài hòa nổi bật của những nét đẹp: một là lời, hai là tấm chân tình ba là chất thơ. Cái đẹp của tình rất rộng lớn, đầy yếu tố sáng tạo, tinh vi thể hiện tình người nhất là nhân nghĩa. Bất cứ nơi đâu, nghĩa bóng nghĩa đen cũng là hiện tượng làm cho đọc giả hiểu được câu thơ, ngâm ngầm những âm thanh, ý nghĩa xuất phát tự đáy lòng. Bài thơ “ Tôi muốn về thăm Bình Thạnh” của tác giả Châu Thạch đã toát lên những cái đẹp ý tưởng đó.

Những vẻ đẹp này, cao thượng ở trong tôi, nên xem thơ hiểu được thơ cũng giống như một cuộc hòa tấu năm bảy cây đàn nhạc cụ trỗi lên cấu tạo đồng hòa nhịp nhau thành một bản nhạc tuyệt dịu, thì giá trị chất thơ càng cao hơn nữa. Thơ hay do người nghệ sĩ tạo tác, muôn màu muôn vẻ từ trong vốn từ ngữ vô cảm mà biến thành từ ngữ hữu cảm. Những bài thơ khác nhau, nếu trở thành bài thơ hay, đều giống nhau cùng chung nguồn nước, nhưng khi thoát ra thì không nguồn nước nào giống nhau cả. Ở đây, tôi muốn nói lên cái tấm chân tình của nhà thơ Châu Thạch dành cho CLB Bình Thạnh Tây Ninh thật là ngưỡng mộ vô cùng. Tôi xin trích 4 câu thơ khổ thứ tư của bài thơ:

Tôi tưởng tượng được về nơi Tháp cổ

Nhìn ngôi thơ lưu di tích trăm năm

Nghe tiếng thơ vang vọng dưới trăng rằm

Và tạn mặt cầm tay nhiều thi hữu

Bốn câu thơ lưu luyến tình đầy tâm đắc cho CLB thơ Bình Thạnh. Bài thơ như nguồn nước hiền hòa miên man xuôi chảy về dòng sông Vàm Cỏ thân yêu. Thật là trìu mến thân thương, CLB thơ Bình Thạnh trân trọng yêu mến. Khi đọc, Thanh Nhàn tưởng tượng như mùa xuân biết nói, tháp cổ cũng thành khúc ca, từng hàng cây cổ thụ cũng reo hò vang vọng, cũng rung động trái tim, cũng trải lòng thi sĩ…. Khi hoàng hôn buông xuống, những cánh cò chiều bay lả, những đàn chim về tổ, đồng xanh mênh mông, con đường đất đỏ quanh quanh…đầy thơ mộng đã từng là nguồn cảm hứng của bao nhà thơ Bình Thạnh. Chính vì thế, mà nhà thơ Châu Thạch cũng mong muốn về tháp cổ một chuyến, gặp gỡ nhiều thi hữu tay bắt mặt mừng để tìm hiểu ta với ta và ngắm bức tranh quê Bình Thạnh thơ mộng làm sao. Vui biết bao nhiêu nguồn thơ bên Tháp Cổ….

Đọc bài thơ “ Tôi muốn về thăm Bình Thạnh” của tác giả Châu Thạch làm cho Thanh Nhàn nhớ lại thời gian qua, tác giả viết bài cảm nghĩ bài thơ “ Tặng em chiếc quạt trầm hương” của Thanh Nhàn, thật tình mà nói cảm mến vô cùng. Thanh Nhàn cũng ước mong sao gặp gỡ tác giả Châu Thạch để học hỏi thêm trên bước đường văn học. Dẫu cách xa ngàn dặm, Thanh Nhàn cảm thấy như đã có gì vương vấn với nhau trong lời thơ ý đẹp này.

Nhân dịp, Thanh Nhàn kính tặng tác giả Châu Thạch vài nét về Tháp Cổ Bình Thạnh viết trong bài “Viếng thăm Tháp Cổ Bình Thạnh” đã khá lâu. Những lời văn làng quê của Thanh Nhàn cũng hy vọng rằng, khi tác giả đến thăm Tháp Cổ như đã quen thuộc rồi. CLB thơ Bình Thạnh rất chân thành đón tiếp nhà thơ Châu Thạch.

                Hẹn gặp.

                                                                           TN

VIẾNG THĂM THÁP CỔ BÌNH THẠNH

                                                THANH NHÀN

Tháp uy nghi lộng lẫy như một loài cây cổ thụ của thiên nhiên, đứng sừng sững giữa trời mây...

Một lần, tôi cảm hứng viếng thăm cổ tháp, nhìn chung quanh vạn vật đều nghiêm trang lặng lẽ...mê đắm theo nhịp điệu của đất trời cổ tháp như sống cùng với người xưa…Có gì mầu nhiệm ? Đứng trên gò tháp cao độ 1,5m, vuông đất khoảng 01 mẫu, tôi cứ say ngắm nhìn vài chục cây cổ thụ hẳn đà cao niên kỷ mà chiêm nghiệm đất trời...Trải qua bao thăng trầm nắng gió, bao bom đạn mịt trời, cổ tháp vẫn hiên ngang, nguyên vẹn hình hài…

Đang ngơ ngẩn, bỗng một đàn chim từ đâu bay đến dần toả như trời trở về mùa xuân. Ngồi thật lâu, không tỏ cùng ai, mà nỗi lòng thì ngập tràn vương vấn. Tôi thầm nghĩ, có lẽ vết tích này của bàn tay khối óc người xưa, biết nhìn thiên nhiên, biết sáng tạo nghệ thuật, biết bỏ ra nhiều công sức, đã tạo thành một kiệt tác tạo hoá mà lưu giữ nghìn đời.

Nhìn vào bia, đề rõ tháp cổ có từ cuối thế kỷ VIII, đầu thế kỷ IX, thuộc nền văn hoá Ốc eo, một ngàn hai trăm năm đi qua, hầu như không có thứ gì có thể tồn tại trước thời gian, vậy mà tháp vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Tháp cao khoảng hơn 10m, được xây bằng gạch liền nhau mà không thấy chất kết dính ? Diện tích khoảng 5m vuông vức, hoa văn tinh xảo cầu kỳ. Cửa vào,ở phía Đôngđược làm bằng đá xanh mài nhẵn, trang trí hoa văn độc đáo.Trên "mi cửa" là một phiến đá lớn, hình chữ nhật cao 0.80 x 2 m chạm nổi hình hoa cúc cách điệu, hai vách bên cửa chính cũng chạm nổi hai mảng phù điêu.

Do cửa chính và ba cửa "giả" đều được xây nhô ra ngoài, cùng với các mô típ trang trí được xây lặp lại ở các phần thu nhỏ dần lên đỉnh tháp, tạo cho toàn bộ ngôi tháp có nhiều góc, cạnh, cộng thêm vào các bức phù điêu được đắp nổi quanh ngôi tháp nên đã tôn tạo vẻ kỳ quang. Gạch, bây giờ đã loang lổ, màu vàng rêu phong cổ kính, nhưng vẫn khoe kiểu dáng lạ lẫm của mình. Tháp vẫn đứng trầm mặc, giữa những bóng cây đại ngàn. Lòng người dâng lên niềm tự hào khôn tả. Cảm hứng trước công trình tạo hoá tuyệt vời, tôi viết ngay bài thơ tứ tuyệt:

Từ thuở nghìn năm, cổ tháp này !

Người xưa tạo dựng, lộng trời mây !

Đắm say cổ tháp làng Bình Thạnh

Kiệt tác con người, đã dựng xây

                                                      TN

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

GẶP LẠI NGƯỜI XƯA

                 THANH NHÀN       

Đường về xứ ấy xa xôi lắm
Gặp lại người xưa nắng nhuộm hồng
Tao ngộ hôm nay mừng tủi phận
Âm thầm lặng lẽ nỗi hoài mong

Trớ trêu chi hỡi tình dang dở
Đoản khúc sầu tư hận cả lòng
Ứ đọng trong tim dòng uất nghẹn
Nhìn nhau giây phút cũng bằng không

Anh muốn quên đi bao vĩ vãng
Sao lòng nhớ mãi lúc yêu nhau
Anh về xứ ấy chiều hôm đó
Gặp lại tình em bỗng xót đau

Phải chăng duyên kiếp còn nặng nợ
Ngàn xưa lưu luyến vấn vương sầu
Cuộc tình vỡ vụn như mây khói
Kiếp này không trọn sẽ về đâu ?

Cứ để tim anh buồn muôn thuở
Cho đời vẹn vẽ lúc chia phôi
Cho lòng thanh thản khi xa vắng
Hãy ngủ yên đi giấc mộng đầu.
                                     TN

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

CHIỀU MƯA




                           alt
 

             CHIỀU MƯA

                                THANH NHÀN

Chiều nay mưa nhiều quá
Lòng tôi nghe lạnh giá
Gió buốt thắm tê môi
Bỗng nhớ một ngày qua

Hỡi người em gái nhỏ
Có nhớ về mùa hạ ?
Ánh mắt với nụ cười
Sao bây giờ nhớ quá ?

Cơn mưa tẻ rì rào
Hồn tôi như mộng ảo
Trở giấc một đêm thâu
Xao xuyến biết làm sao

Mưa ơi, từ đâu đến ?
Lòng vẫn thấy nao nao…
Gió rít thêm buồn lạnh
Trăn trở giấc chiêm bao

                                  TN





        VỀ ĐÂU


Không biết sẽ về đâu
Hỡi người em gái nhỏ ?
Tiếng gió mãi gọi sầu
Cho lòng anh nhung nhớ

Tình yêu đã trao nhau
Kỷ niệm mối duyên đầu
Em quên anh từ đó
Ngoảnh mặt mãi đi sao ?

                          TN

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

MƯA TRÊN SƯỜN NÚI



            
                                      THANH NHÀN

Mưa ơi giăng khắp núi cao
Tàu lá chuối cứ xạc xào trong mơ
Chông chênh mõi dốc sương mờ
Ta lên đỉnh núi tình thơ dạt dào
Say nhìn mây vút từng cao
Biển hồ lai láng biết bao hữu tình
Chùa bà sương khói lung linh
Hương trời sắc nước Tây Ninh oai hùng
Ngỡ mình đứng giữa không trung
Tình người tình núi thủy chung một lòng
Suối róc rách chảy xuôi dòng
Thắm tình lữ khách mặn nồng quê hương
Càng nhìn càng thấy mến thương
Dáng đứng lạ lẫm vấn vương tình người
Một ngày leo núi vui tươi
Còn nghe đâu đấy tiếng cười râm ran...

                                                 TN

     alt 

    alt


     alt

     
   
   

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

NHỚ HOÀI DÁNG XƯA




                


                                              THANH NHÀN

Vẫn nhớ hoài sáng xưa
Biết nói sao cho vừa
Hình bóng ai còn đó
Cách mặt mấy hè chưa

Trăng sầu ngả bóng đong đưa
Thơ sầu hạ bút gió mưa ngoài trời 
Ta sầu chẳng biết sao vơi 
Người sầu buồn mãi lá rơi
rơi nhiều.

                                    TN

                 

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

MỘT CHIỀU HOẰNG PHÁP




                        alt
                 

                                                                                     THANH NHÀN


Đến Hoằng Pháp một chiều hồn thanh thản
Tiếng chuông ngân nghe như tỉnh mộng đời
Giữa phật đài lòng ta bỗng chơi vơi
Lòng vọng tưởng, bước vào nơi chánh điện

Câu tụng niệm như vạn lời thánh thiện
Phật tự này tôn kính rất nghiêm trang
Khói hương bay vẻ nẻo cảnh niết bàn
Như đưa người về nơi chung nguồn cội

Lời tự tình với ngàn câu sám hối
Hãy quên đi năm tháng giữa đời thường
Khúc vui tươi Hoằng Pháp thắp nén hương
Lòng thanh thản những gì trong quá khứ

Trách cho mình cũng còn cơn giận dữ
Với người thân lời nói chẳng dịu dàng
Nhập thế tục sao lắm cảnh trái ngang
Chưa xoa dịu tấm lòng người nhân thế

Kìa nhà sư ta ngồi nghe chuyện kể
Phước đức dư may mắn kiếp con người
Ta giữ lấy hạnh phúc mãi vui tươi
Nhớ mãi một chiều bâng khuâng Hoằng Pháp

                                               TN

   alt

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

VE SẦU






                                         THANH NHÀN

Hạ về có nhớ đến ta
Sao ta nhớ hạ hoá ra ve sầu
Cuối mùa không biết về đâu
Kiến nọ có tổ dãi dầu che mưa
Nhà ve ? cành lá đong đưa
Khàn hơi khát vọng sớm trưa tặng đời
Khúc ca tiết tấu ai ơi
Niên học sắp hết lá rơi sân trường
Mỗi độ hạ đến nhớ thương
Ve sầu gợi lại vấn vương ân tình
Vi vu tiếng nhạc lung linh
Thi hài mục rữa bóng hình rã tan
Kiếp ve sao vội rụi tàn
Làm thân không tổ, họ hàng chẳng ai
Âm vang tiếng gọi đêm ngày
Ve sầu ta nhớ, nhớ hoài tiếng ngân. 

                                             TN

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

TRÊN CHẶNG ĐƯỜNG DÀI CỦA NHÀ THƠ NGUYỆT QUẾ




                                                      

         THANH NHÀN

    Một chiều, tôi về thăm cánh đồng Phước Chỉ Tràm Cát quê tôi ruộng nằm dựa triền bưng. Con kênh xắn múc bây giờ trĩu năng phù sa bồi đắp cho khắp cánh đồng. Tôi ngồi trên bờ và nhìn bông súng trổ xinh xắn trong ánh nắng buông chiều thật là tỉnh lặng. Bỗng nhiên, chợt thấy rau hẹ cũng đua chen theo mặt nước, vượt theo cơn sóng nhỏ thì thầm. Nhìn tia nắng hưởng thụ không gian đầy thơ mộng. Tôi nghĩ về tập thơ “ Tóc rau hẹ” của nhà thơ Nguyệt Quế. Tác giả chọn tóc rau hẹ thật là luyến nhớ mãi mai sau. Từ nông thôn cho đến thành thị  không bao giờ quên món rau hẹ đã có từ ngàn năm qua. Thật thắm thía tình đời mà nhà thơ Nguyệt Quế đã chọn lấy thành tập thơ. Một cái tên gắn liền với kỷ niệm những ngày sống bên mẹ hiền
Ta cùng thưởng thức
Tháng mười gió mỏng se se
Ngoài bưng rau hẹ nở xoè tóc mây
Mong manh sợi bức sợi phai
Rau quê no bữa những ngày ấu thơ
Gió đưa con nước nhảy bờ
Ruộng sâu mẹ lội chân có lêu xêu
                                (Tóc rau hẹ) 
    Những vần thơ này làm cho đọc giả nhớ thuở nhỏ xa xưa theo cha mẹ ra cánh đồng khi lớn lên về thành học hành và sinh sống. Đứng trên lan can lầu ký túc xá, đôi khi cũng thèm món đặc sản rau hẹ của quê hương. Sau tập“ Trăng ngân”, nhà thơ Nguyệt Quế lại có thêm“ Tóc rau hẹ” đầy kỷ niệm này. Rau hẹ, những cánh lá mỏng dài xanh non tơ dưới làn nước mát trên những cánh đồng, những con rạch mà dân quê không ai là khộng biết. Tôi nghĩ nhà thơ Nguyệt Quế có sự sáng tạo trong thơ, để lại hình ảnh tóc rau hẹ thật là sâu đậm. Và nó đã là tên cho cả tập thơ.
   Nhà thơ nhìn núi mây để làm niềm tin yêu của một tâm hồn tạo ra duyên dáng núi mây rất là tuyệt. Tư duy tác phẩm đã viết thành thơ.
Núi vẫn ngàn năm đứng đợi chờ
Mây từ muôn thuở kiếp lang thang
Núi nhớ thương mây hồn hoá đá
Mây nghiêng về núi, núi bạc đầu
                                ( Núi và mây)
    Thơ thật là thơ gạn đục lóng trong. Núi mây vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt của thiên nhiên ấy mà con người rất mến mộ, nhìn nó như nhìn một con người. Nhà thơ Nguyệt Quê hay liên tưởng đến cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp văn chương mà tư tưởng không bao giờ quên người mẹ gỡ rối cho con thời thơ ấu đã đi qua nới cánh đồng bưng rau hẹ. Nên nhà thơ không bao giờ quên ký ức thuở xa xưa, thắm thía tình đời.
Xóm mía chiều nay gió lạnh nhiều
Sông Vàm con nước chảy liu xiu
Bèo trôi có trỡ về bến cũ
Chạnh lòng thời khắc tiếng bịp kêu
                                ( Chiều quê)
   Nhà thơ lại dâng cả nỗi lòng chứa chan nơi quê mình trút cạn tâm tư tràn ngập với sông Vàm. Văng vẳng bên tai những con bìm bịp kêu nghe não nuột oặn thắt bèo hợp rồi tan. Nhà thơ Nguyệt Quế chọn tóc rau hẹ thật điềm đạm cho mình danh phận trên chặng đường dài hương thắm tình quê. Bao giờ, nhà thơ cũng nhớ đến cha mẹ, làng quê nơi mình sinh sống với hương đồng cỏ nội.
Con cua đồng kho chua là bứa
Bàn tay cha mưa nắng bùn lầy
Rau hẹ ghém rối bời tóc mẹ
Con no lòng cơm độn sắn khoai
                                       ( Hương lúa)
     
     Đó là món đặc sắc rất thấm thía cho bao người trìu mến quê hương. Sống với những năm tháng đói rách, ai mà không nhờ vào rau hẹ cũ sắn ?  Bây giờ, nó đã trở thành một món ăn quê, nhưng lúc nào ta cũng trầm ngâm sảng khoái với hiện tại và kỷ niệm. Nhà thơ tâm đắc nhất chính là những tháng ngày “ không thể nào quên”.  Bấy lâu ấp ủ ở thâm tâm nay viết thành tập thơ “ Tóc rau hẹ” này chứa đựng biết bao nhiêu nỗi niềm cảm xúc với một khoảng đời trống vắng
Nhà anh vắng đàn bà
Nhà em thiếu đàn ông
Chiều vụn về khói bếp
Sáng ngơ ngóng ruộng đồng
                            ( Giậu tím)
      Chắc có lẽ nhà thơ sống chuỗi ngày dài cô đơn, có lúc vui cũng khi buồn tẻ, gợi lại giây phút này. Khói bếp chỉ có một mình dựng lên ruộng đồng cũng thế . Vậy mà đêm nằm vận công nội lực trí tuệ cũng không màn đến sức khoẻ dâng hết cho đời những dòng thơ sâu lắng và được nhiều đọc giả hâm mộ. Nhà thơ có một tấm lòng ưu ái giúp đỡ đàn em trên bước đường nghệ thuật, thật và rất thật hơn bao giờ hết. Ở xóm Mía, một nhánh sông Vàm, cũng có nữ thi sĩ tài hoa tính tình chơn chất, người phụ nữ đảm đang công việc để vươn lên với xã hội tự liệu lấy bản thân mình.
    Tâm huyết của nhà thơ sẽ mãi mãi đi hết chặng đường dài… nguyện làm cánh chim không mõi gắn liền với cuộc đời văn học.

                                                         Ngày 18 tháng 04 năm 2013
                                                                   THANH NHÀN


Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

THĂM THÁP CỔ BÌNH THẠNH


NGUYỆT QUẾ
   Tháp cổ ngàn năm đứng giữa trời
   Bao mùa nắng trải với mưa phơi
     Rưng rưng bật đá màu năm tháng
    Man mác tường rêu dấu một thời
   Vạn nẻo đường đi hồn luyến nhớ
         Muôn chiều Tháp đợi bóng chơi vơi
           Về thăm Tháp cổ thương Bình Thạnh
Gửi chút tình thơ họa mấy lời.
                                        NQ


   HỌA THƠ THĂM THÁP CỔ CỦA NGUYỆT QUẾ 
                                                 THANH NHÀN
     Tháp cổ hiên ngang, giữa đất trời
       Qua bao thế kỷ, nắng sương phơi
      Uy nghi cổ kính, không mờ nhạt
       Lộng lẩy nghìn năm rạng thế thời
      Người đến suy tư, lòng tiếc nuối
    Thi nhân hoài cảm, biết sao vơi
           Người đi viếng tháp, hồn say đắm !
   Cảm hứng hòa thơ gửi đáp lời.
                                                TN

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

BẮT BÓNG...



THANH NHÀN
              Khúc khích em cười duyên dáng lắm !
        Tóc thơm bao lụa...bóng thơ đào...
     Tay nghiên chiếc nón in tóc rối !
Em là đóa hoa rất mến yêu !

Một chiếc áo dài in trắng lụa
        Một bờ tóc xỏa cụm ngang lưng...
         Một chiều dạo đó bao thương nhớ
 Như đã gặp nhau tự thuở nào
                                     TN

CHIỀU LÀNG QUÊ


THANH NHÀN
Ai nghiên bút đề thơ quê hương đó
khúc nhạc chiều, nhớ bản nặng tình xưa
Trên đường đê thắp thoáng bóng vườn dừa
cổ kính lắm ngọn Tháp Chàm Bình Thạnh

Đình làng xưa xây dựng gần bên cạnh
Chiêm ngưởng thần,cho quốc thái dân an
Đường "bảy-tám-sáu" trước cổng đình làng
Ta yêu lắm con đường cầu Ông Sảy

Cánh đồng quê mến ngươi tình nhân ái !
Đất mến người nên đất mãi xanh tươi
Thu hoạch xong ngân vang những tiếng cười
Thoáng một chút hương quê tình ta đó !

Đường Lái May chạy ra sông Vàm Cỏ
Cô lái đò, chờ đợi khách sang sông
Bìm bịp kêu con nước lớn nước rồng
Yêu lắm rạch Trà Cao Dòng Ông Phật

Những ước mơ nay đã thành sự thật
Nơi bưng biền thành dựa lùa quê ta
Lưới điện về thắp sáng đến mọi nhà
Hạnh phúc lắm làng quê ta đổi mới.
TN

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

GIỮA VƯỜN HOA XUÂN


 
GIỮA VƯỜN HOA XUÂN
                     thơ Thanh Nhàn
Sao hồn tôi lạc vào vườn hoa ấy
Ngát mùi hương say đắm một loài hoa
Hoa cứ thẹn thùng vẻ đẹp kiêu sa
Dịu dàng xuân nâng niu từng cánh mỏng


Hoa xuân ơi một chiều ta hoài vọng
Mãi bâng khuâng xao xuyến ở trong lòng
Lạc giữa vườn hoa hay chốn thinh không
Muốn hái trộm đoá hoa hồng tươi thắm


Sợ phai tàn theo sợi nắng giọt sương
Giây khắc thôi sao mãi vấn vương hương
Đêm tàn lụn tình hoa không vỡ vụn
Bước chân đi chỉ độc một con đường


Ngơ ngác nhìn cánh hoa xuân chớm nở
Thả hồn theo mơ mộng trót yêu hoa
Nhớ biết mấy hoa xuân nhà ai đó
Chiều dần buông hoa xoè cánh mượt mà


Xuân năm nay đến thăm nhà hoa cỏ
Chúc cho nhau năm mới phúc dồi dào
Những đường thơ lưu luyến gửi tặng nhau
Hẹn tái ngộ khi mùa xuân về đến

                                      TN




                               

                                                     THANH NHÀN

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

CÁNH ĐỒNG VÀNG PHƯỚC CHỈ


Về thăm vùng cuối Tây Ninh
Trám Cát Phước Chỉ thắm tình quê hương
Chiều chiều chim vịt trên nương
Hoàng hôn buông thả trãi sương hạt mầm

Tiếng khua lách cách mái dầm
Theo kênh rạch nhỏ ta thăm cánh đồng
Câu Mương Đào cặp ven sông
Bờ bao chống lũ ngăn dòng nước ương

Miên man Vàm Cỏ yêu thương
Ấm no hạnh phúc ruộng vườn thêm xanh
Thắm tươi cây trái trĩu cành
Tấc đất Tràm cát quê anh tấc vàng

Đò đưa Phước Chỉ Lộc Giang
Nông thôn muôn lối điện quang rực hồng
Rách Me con nước xuôi dòng
Ơn xưa ta nhớ thần Nông đình làng

Nông trường Tràm Cát ca vang
Dưới thuyền trên lộ khang trang đẹp giàu
Người người xiết chặt tay nhau
Tràm Cát mãi mãi ngạt ngào hương quê
                                       
                                                 TN
 

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

VỀ THĂM QUÊ NGOẠI



                                                                






                             



                                       THANH NHÀN

Mùa xuân này, anh cùng em về thăm ngoại
Chiều quê hương nhộn nhịp đón xuân sang
Thôn nhỏ vào xuân tha thiết dịu dàng
Bao kỷ niệm nhạt nhòa...trong ký ức


Mỗi độ xuân về ngoại ngồi thao thức
Mừng cháu con vui xum họp một nhà
Vườn cau nương trầu xanh ngắt quê ta
Bờ giậu lũy tre chiều xuân duyên dáng quá


Thương giọng ngoại hiền lành đến lạ
Nhớ lúc xưa theo ngoại hái rau
Cái lưng còng uốn vòm trời xanh quá
Nuôi cháu con bằng lời ru ngọt ngào


Ngoại bảo anh nhóm bếp quê trìu mến
Nấu bánh chưng để cúng ông bà
Đón giao thừa vẫn ngạt ngào hương nến
Mức bí thèo lèo... cùng câu hát bay xa...


Những trẻ thơ vui tung tăng ngoài ngỏ
Tiếng reo hò rộn rã đón mừng xuân
Về thăm quê quá đổi vui mừng
Nhớ biết mấy một thời thơ ấu.

                                             TN