Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

CẢM NGHĨ KHI ĐỌC BÀI THƠ “TÔI MUỐN VỀ THĂM BÌNH THẠNH” - TÁC GIẢ CHÂU THẠCH



                 THANH NHÀN
(Kính tặng nhà thơ Châu Thạch)

TÔI MUỐN VỂ THĂM BÌNH THẠNH

                                                 Châu Thạch

Tôi muốn về thăm Bình Thạnh

Một chốn nào đâu đó xứ Tây Ninh

Có tiếng thơ bay bổng rất chân tình

Thổi qua mạng khiến hồn tôi mơ mộng.


Tôi tưởng tượng nơi đây nhiều gió lộng

Thả cánh diều căng vút tận trời xanh

Để hồn thơ lên đến cõi trong lành

Khiến xa lắm tôi còn nghe tiếng nhạc.


Tôi tưởng tượng nơi đây cây cũng hát

Nên cụ già, em nhỏ cũng làm thơ

Thơ thanh trong như tiếng suối qua bờ

Thơ rung động như câu vàng nam bộ.


Tôi tưởng tượng được về nơi Tháp Cổ

Nhìn ngôi thơ lưu di tích trăm năm

Nghe tiếng thơ vang vọng dưới trăng rằm

Và tận mặt cầm tay nhiều thi hữu.


Tôi mơ ước nhìn hội thơ thành tựu

Những ếch vàng hóa hoàng tử xinh trai

Để bây giờ và đến cả ngày mai

Nàng công chúa Ly Tao về Bình Thạnh.


Và nơi đó một vương triều vững mạnh

Những lầu thơ đẹp ngất giữa trần gian

Thơ xây trăng cung điện những đường làng

Thơ thượng uyển trong khu vườn cây trái.


Những ước ao thật xa rời thực tại

Có hề chi vì thi sĩ là mơ

Có hề chi khi lầu mộng là thơ

Đã hiện thực trong con người Bình Thạnh ./.

                                                        CT

Thơ, theo tôi nghĩ thật là độc đáo khi có sự hài hòa nổi bật của những nét đẹp: một là lời, hai là tấm chân tình ba là chất thơ. Cái đẹp của tình rất rộng lớn, đầy yếu tố sáng tạo, tinh vi thể hiện tình người nhất là nhân nghĩa. Bất cứ nơi đâu, nghĩa bóng nghĩa đen cũng là hiện tượng làm cho đọc giả hiểu được câu thơ, ngâm ngầm những âm thanh, ý nghĩa xuất phát tự đáy lòng. Bài thơ “ Tôi muốn về thăm Bình Thạnh” của tác giả Châu Thạch đã toát lên những cái đẹp ý tưởng đó.

Những vẻ đẹp này, cao thượng ở trong tôi, nên xem thơ hiểu được thơ cũng giống như một cuộc hòa tấu năm bảy cây đàn nhạc cụ trỗi lên cấu tạo đồng hòa nhịp nhau thành một bản nhạc tuyệt dịu, thì giá trị chất thơ càng cao hơn nữa. Thơ hay do người nghệ sĩ tạo tác, muôn màu muôn vẻ từ trong vốn từ ngữ vô cảm mà biến thành từ ngữ hữu cảm. Những bài thơ khác nhau, nếu trở thành bài thơ hay, đều giống nhau cùng chung nguồn nước, nhưng khi thoát ra thì không nguồn nước nào giống nhau cả. Ở đây, tôi muốn nói lên cái tấm chân tình của nhà thơ Châu Thạch dành cho CLB Bình Thạnh Tây Ninh thật là ngưỡng mộ vô cùng. Tôi xin trích 4 câu thơ khổ thứ tư của bài thơ:

Tôi tưởng tượng được về nơi Tháp cổ

Nhìn ngôi thơ lưu di tích trăm năm

Nghe tiếng thơ vang vọng dưới trăng rằm

Và tạn mặt cầm tay nhiều thi hữu

Bốn câu thơ lưu luyến tình đầy tâm đắc cho CLB thơ Bình Thạnh. Bài thơ như nguồn nước hiền hòa miên man xuôi chảy về dòng sông Vàm Cỏ thân yêu. Thật là trìu mến thân thương, CLB thơ Bình Thạnh trân trọng yêu mến. Khi đọc, Thanh Nhàn tưởng tượng như mùa xuân biết nói, tháp cổ cũng thành khúc ca, từng hàng cây cổ thụ cũng reo hò vang vọng, cũng rung động trái tim, cũng trải lòng thi sĩ…. Khi hoàng hôn buông xuống, những cánh cò chiều bay lả, những đàn chim về tổ, đồng xanh mênh mông, con đường đất đỏ quanh quanh…đầy thơ mộng đã từng là nguồn cảm hứng của bao nhà thơ Bình Thạnh. Chính vì thế, mà nhà thơ Châu Thạch cũng mong muốn về tháp cổ một chuyến, gặp gỡ nhiều thi hữu tay bắt mặt mừng để tìm hiểu ta với ta và ngắm bức tranh quê Bình Thạnh thơ mộng làm sao. Vui biết bao nhiêu nguồn thơ bên Tháp Cổ….

Đọc bài thơ “ Tôi muốn về thăm Bình Thạnh” của tác giả Châu Thạch làm cho Thanh Nhàn nhớ lại thời gian qua, tác giả viết bài cảm nghĩ bài thơ “ Tặng em chiếc quạt trầm hương” của Thanh Nhàn, thật tình mà nói cảm mến vô cùng. Thanh Nhàn cũng ước mong sao gặp gỡ tác giả Châu Thạch để học hỏi thêm trên bước đường văn học. Dẫu cách xa ngàn dặm, Thanh Nhàn cảm thấy như đã có gì vương vấn với nhau trong lời thơ ý đẹp này.

Nhân dịp, Thanh Nhàn kính tặng tác giả Châu Thạch vài nét về Tháp Cổ Bình Thạnh viết trong bài “Viếng thăm Tháp Cổ Bình Thạnh” đã khá lâu. Những lời văn làng quê của Thanh Nhàn cũng hy vọng rằng, khi tác giả đến thăm Tháp Cổ như đã quen thuộc rồi. CLB thơ Bình Thạnh rất chân thành đón tiếp nhà thơ Châu Thạch.

                Hẹn gặp.

                                                                           TN

VIẾNG THĂM THÁP CỔ BÌNH THẠNH

                                                THANH NHÀN

Tháp uy nghi lộng lẫy như một loài cây cổ thụ của thiên nhiên, đứng sừng sững giữa trời mây...

Một lần, tôi cảm hứng viếng thăm cổ tháp, nhìn chung quanh vạn vật đều nghiêm trang lặng lẽ...mê đắm theo nhịp điệu của đất trời cổ tháp như sống cùng với người xưa…Có gì mầu nhiệm ? Đứng trên gò tháp cao độ 1,5m, vuông đất khoảng 01 mẫu, tôi cứ say ngắm nhìn vài chục cây cổ thụ hẳn đà cao niên kỷ mà chiêm nghiệm đất trời...Trải qua bao thăng trầm nắng gió, bao bom đạn mịt trời, cổ tháp vẫn hiên ngang, nguyên vẹn hình hài…

Đang ngơ ngẩn, bỗng một đàn chim từ đâu bay đến dần toả như trời trở về mùa xuân. Ngồi thật lâu, không tỏ cùng ai, mà nỗi lòng thì ngập tràn vương vấn. Tôi thầm nghĩ, có lẽ vết tích này của bàn tay khối óc người xưa, biết nhìn thiên nhiên, biết sáng tạo nghệ thuật, biết bỏ ra nhiều công sức, đã tạo thành một kiệt tác tạo hoá mà lưu giữ nghìn đời.

Nhìn vào bia, đề rõ tháp cổ có từ cuối thế kỷ VIII, đầu thế kỷ IX, thuộc nền văn hoá Ốc eo, một ngàn hai trăm năm đi qua, hầu như không có thứ gì có thể tồn tại trước thời gian, vậy mà tháp vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Tháp cao khoảng hơn 10m, được xây bằng gạch liền nhau mà không thấy chất kết dính ? Diện tích khoảng 5m vuông vức, hoa văn tinh xảo cầu kỳ. Cửa vào,ở phía Đôngđược làm bằng đá xanh mài nhẵn, trang trí hoa văn độc đáo.Trên "mi cửa" là một phiến đá lớn, hình chữ nhật cao 0.80 x 2 m chạm nổi hình hoa cúc cách điệu, hai vách bên cửa chính cũng chạm nổi hai mảng phù điêu.

Do cửa chính và ba cửa "giả" đều được xây nhô ra ngoài, cùng với các mô típ trang trí được xây lặp lại ở các phần thu nhỏ dần lên đỉnh tháp, tạo cho toàn bộ ngôi tháp có nhiều góc, cạnh, cộng thêm vào các bức phù điêu được đắp nổi quanh ngôi tháp nên đã tôn tạo vẻ kỳ quang. Gạch, bây giờ đã loang lổ, màu vàng rêu phong cổ kính, nhưng vẫn khoe kiểu dáng lạ lẫm của mình. Tháp vẫn đứng trầm mặc, giữa những bóng cây đại ngàn. Lòng người dâng lên niềm tự hào khôn tả. Cảm hứng trước công trình tạo hoá tuyệt vời, tôi viết ngay bài thơ tứ tuyệt:

Từ thuở nghìn năm, cổ tháp này !

Người xưa tạo dựng, lộng trời mây !

Đắm say cổ tháp làng Bình Thạnh

Kiệt tác con người, đã dựng xây

                                                      TN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét